Amazon Route 53 là gì?

この記事は公開されてから1年以上経過しています。情報が古い可能性がありますので、ご注意ください。

Chào mọi người, lại là Phương Nghi đây ?

Hôm nay, hãy cùng Phương Nghi tìm hiểu về AMAZON Route 53 và hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ này nhé!

AMAZON ROUTE 53 là gì ?

Amazon Route 53 là một dịch vụ web dành cho Hệ thống tên miền (DNS) trên đám mây. Dịch vụ này có tính sẵn sàng và khả năng mở rộng cao, được thiết kế nhằm cung cấp cho các nhà phát triển và doanh nghiệp một phương thức tin cậy và giúp tối ưu hiệu quả về chi phí trong việc định tuyến cho người dùng cuối ( End user) cũng như các ứng dụng Internet bằng cách chuyển đổi tên miền, ví dụ như www.example.com sang địa chỉ IP dạng số (như 192.0.2.1) mà các máy tính sử dụng để kết nối với nhau trong hệ thống mạng. Amazon Route 53  cũng có thể được áp dụng IPv6.

Giao diện Dashboard của Amazon Route 53:

Khái quát chức năng?

Amazon Route 53 giúp chúng ta thực hiện một số thao tác sau:

  • Kết nối hiệu quả yêu cầu của người dùng với cơ sở hạ tầng đang chạy trong AWS – như các phiên bản Amazon EC2, trình cân bằng tải Elastic Load Balancing hoặc kho lưu trữ Amazon S3
  • Định tuyến người dùng đến cơ sở hạ tầng bên ngoài AWS
  • Định cấu hình kiểm tra tình trạng của DNS nhằm định tuyến lưu lượng đến các điểm cuối đủ tiêu chuẩn
  • Theo dõi độc lập tình trạng của ứng dụng và các điểm cuối.

Tính năng Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53 giúp bạn dễ dàng quản lý lưu lượng truy cập trên toàn cầu thông qua nhiều loại định tuyến, gồm có Định tuyến dựa trên độ trễ, DNS theo vị trí địa lý, Vị trí địa lý gần đúng và thuật toán Weighted Round Robin – tất cả đều có thể kết hợp với chuyển đổi dự phòng DNS nhằm cho phép nhiều loại kiến trúc yêu cầu độ trễ thấp và dung sai cao.

Sử dụng trình chỉnh sửa trực quan đơn giản của Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53, bạn có thể dễ dàng quản lý cách định tuyến người dùng cuối đến các điểm cuối ứng dụng – dù là trong một khu vực AWS đơn lẻ hay những khu vực phân tán trên toàn cầu.

Amazon Route 53 cũng cung cấp tính năng Đăng ký tên miền – bạn có thể mua và quản lý tên miền chẳng hạn như example.com và Amazon Route 53 sẽ tự động định cấu hình cài đặt DNS cho miền của bạn.

 

Các loại định tuyến của Route 53?

  • Simple routing policy – Sử dụng cho một tài nguyên duy nhất thực hiện một chức năng nhất định cho tên miền của bạn, ví dụ: máy chủ web phục vụ nội dung cho trang web example.com.
  • Failover routing policy – Sử dụng khi bạn muốn cấu hình chuyển đổi dự phòng thụ động.
  • Geolocation routing policy – Sử dụng khi bạn muốn định tuyến người dùng dựa vào vị trí địa lý
  • Geoproximity routing policy – Sử dụng khi bạn muốn định tuyến lưu lượng dựa trên vị trí của tài nguyên của mình và, tùy ý, chuyển lưu lượng truy cập từ tài nguyên ở vị trí này sang tài nguyên khác.
  • Latency routing policy – Sử dụng khi bạn có tài nguyên trong nhiều Vùng AWS và bạn muốn định tuyến lưu lượng truy cập đến khu vực cung cấp độ trễ tốt nhất.
  • Multivalue answer routing policy – Sử dụng khi bạn muốn Route 53 trả lời các truy vấn DNS với tối đa tám bản ghi healthy (khoẻ mạnh) được chọn ngẫu nhiên.
  • Weighted routing policy – Sử dụng để định tuyến lưu lượng truy cập đến nhiều tài nguyên theo tỷ lệ mà bạn chỉ định.

Bạn có thể chọn trong mục Routing Policy khi tạo Record set trong Hosted Zone.

Lợi ích?

  • Tính khả dụng và độ tin cậy cao: Amazon Route 53 được xây dựng bằng cơ sở hạ tầng sẵn có và đáng tin cậy của AWS. Tính chất phân tán của máy chủ DNS của chúng tôi giúp đảm bảo khả năng định tuyến nhất quán người dùng cuối đến ứng dụng của bạn. Các tính năng như Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53 giúp bạn cải thiện độ tin cậy với cấu hình chuyển đổi dự phòng dễ dàng để định tuyến lại người dùng đến một vị trí thay thế nếu điểm cuối ứng dụng chính của bạn hiện không khả dụng. Amazon Route 53 được thiết kế để cung cấp mức độ phụ thuộc theo yêu cầu của các ứng dụng quan trọng. Amazon Route 53 được hỗ trợ theo Thỏa thuận mức dịch vụ của Amazon Route 53.
  • Linh hoạt: Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53 định tuyến truy cập dựa trên nhiều tiêu chí, chẳng hạn như tình trạng của điểm cuối, vị trí địa lý và độ trễ. Bạn có thể định cấu hình nhiều chính sách lưu lượng truy cập và quyết định chính sách nào hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể tạo và chỉnh sửa các chính sách lưu lượng truy cập bằng trình chỉnh sửa trực quan đơn giản trong bảng điều khiển Route 53, SDK AWS hoặc API Route 53. Tính năng lập phiên bản của Lưu lượng truy cập duy trì lịch sử thay đổi đối với chính sách lưu lượng truy cập của bạn, do đó bạn có thể dễ dàng quay trở lại phiên bản trước bằng bảng điều khiển hoặc API.
  • Được thiết kế tương thích để sử dụng cùng những dịch vụ AWS khác: Amazon Route 53 được thiết kế để hoạt động tốt với các tính năng và sản phẩm khác của AWS. Bạn có thể sử dụng Amazon Route 53 để ánh xạ tên miền cho các phiên bản Amazon EC2, các kho lưu trữ Amazon S3, dữ liệu phân phối Amazon CloudFront và các tài nguyên AWS khác. Bằng cách sử dụng dịch vụ AWS Identity and Access Management (IAM) với Amazon Route 53, bạn sẽ có quyền kiểm soát cao đối với những người có thể cập nhật dữ liệu DNS của mình. Bạn có thể sử dụng Amazon Route 53 để ánh xạ zone apex của bạn (example.com so với www.example.com) cho phiên bản Elastic Load Balancing, dữ liệu phân phối Amazon CloudFront, môi trường AWS Elastic Beanstalk, API Gateway, điểm cuối VPC hoặc bộ chứa trang web Amazon S3 bằng cách sử dụng tính năng có tên là bản ghi Bí danh.
  • Đơn giản: Với chức năng đăng ký tự thực hiện, Amazon Route 53 có thể bắt đầu trả lời các truy vấn DNS của bạn trong vài phút. Bạn có thể định cấu hình cài đặt DNS của mình bằng Bảng điều khiển quản lý AWS hoặc API dễ sử dụng của chúng tôi. Bạn cũng có thể tích hợp thông qua lập trình API của Amazon Route 53 vào ứng dụng web tổng thể của mình. Ví dụ: bạn có thể sử dụng API của Amazon Route 53 để tạo một bản ghi DNS mới bất cứ khi nào bạn tạo phiên bản EC2 mới. Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53 giúp bạn dễ dàng thiết lập logic định tuyến tinh vi cho các ứng dụng của mình bằng cách sử dụng trình chỉnh sửa chính sách trực quan đơn giản.
  • Nhanh:  Bằng cách sử dụng hệ thống mạng máy chủ DNS truyền theo mọi hướng (anycast) toàn cầu trên toàn thế giới, Amazon Route 53 được thiết kế để tự động định tuyến người dùng của bạn đến vị trí tối ưu tùy thuộc vào điều kiện mạng. Kết quả là dịch vụ này cung cấp độ trễ truy vấn thấp cho người dùng cuối cũng như độ trễ cập nhật thấp đối với nhu cầu quản lý bản ghi DNS của bạn. Lưu lượng truy cập của Amazon Route 53 cho phép bạn tiếp tục cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách chạy ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm trên thế giới cũng như sử dụng các chính sách về lưu lượng truy cập để đảm bảo người dùng cuối được định tuyến tới điểm cuối có trạng thái tốt gần nhất cho ứng dụng của bạn.
  • Mức chi phí hợp lý: Amazon Route 53 mang đến cho bạn các lợi ích về quy mô của AWS.  Bạn chỉ phải trả tiền cho các tài nguyên bạn sử dụng, chẳng hạn như số lượng truy vấn mà dịch vụ trả lời cho từng miền của bạn, số vùng được lưu trữ để quản lý miền thông qua dịch vụ và các tính năng tùy chọn như chính sách về lưu lượng truy cập và kiểm tra tình trạng, tất cả đều ở mức chi phí thấp mà không cần có cam kết sử dụng tối thiểu hoặc bất kỳ khoản phí trả trước nào.
  • Bảo mật: Bằng cách tích hợp Amazon Route 53 với AWS Identity and Access Management (IAM), bạn có thể cấp thông tin đăng nhập duy nhất và quản lý quyền cho mọi người dùng trong tài khoản AWS của mình và chỉ định ai có quyền truy cập vào những phần nào của dịch vụ Amazon Route 53.
  • Quy mô linh hoạt: Route 53 được thiết kế để tự động mở rộng nhằm xử lý lượng truy vấn rất lớn mà không cần bạn phải can thiệp.
  • Đơn giản hoá đám mây lai( Hybrid cloud): Trình phân giải Amazon Route 53 cung cấp DNS đệ quy cho Amazon VPC của bạn và các mạng tại chỗ qua AWS Direct Connect hoặc AWS Managed VPN.

Chi phí sử dụng ?

Với Amazon Route 53, bạn không phải thanh toán bất kỳ khoản phí trả trước nào cũng như cam kết số lượng truy vấn mà dịch vụ này sẽ giải đáp cho miền của bạn. Giống với các dịch vụ AWS khác, bạn trả phí theo nhu cầu và chỉ thanh toán cho những gì bạn sử dụng:

  • Quản lý các vùng được lưu trữ: Bạn thanh toán phí hàng tháng cho từng vùng lưu trữ được quản lý bằng Route 53.
  • Giải đáp truy vấn DNS: Bạn phát sinh phí cho mọi truy vấn DNS được dịch vụ Amazon Route 53 giải đáp, trừ những truy vấn gửi đến bản ghi Alias A được ánh xạ lên các phiên bản Elastic Load Balancing, phân phối CloudFront, môi trường AWS Elastic Beanstalk, API Gateway, điểm cuối VPC hoặc bộ chứa trang web Amazon S3, tất cả được cung cấp và không bị tính thêm phí.
  • Quản lý tên miền: Bạn trả phí hàng tháng cho mỗi vùng lưu trữ được quản lý bằng Route 53.

Hóa đơn hàng tháng của bạn do AWS gửi sẽ liệt kê tổng mức sử dụng và số tiền phí tính theo đô la cho các dịch vụ Amazon Route 53, độc lập với các dịch vụ AWS khác.

Quản lý Name Server từ Domain provider bằng ROUTE 53?

Trong trường hợp bạn đã đăng ký được domain của mình từ Domain Provider, nhưng bạn không muốn quản lý domain này ở console do Domain provider cung cấp mà muốn làm việc đó thông qua Amazon Route 53, thì hãy follơ theo những bước sau:

Bước 1: Tạo Hosted Zone, từ giao diện Console, Tìm và chọn dịch vụ Route 53, trong giao diện Dashboard của Route 53, chọn Hosted Zones

Chọn "Create Hosted Zone"

Bạn cần điền Domain Name cần chuyển Name Server vào ô "Domain Name", ở mục "Type", bạn chọn Public Hosted Zone cho Domain có thể truy cập từ Internet, và chọn "Private Hosted Zone for Amazon VPC" nếu chỉ tạo hosted zone này cho một VPC chỉ định.

Khi đó, bạn cần chọn VPC tương ứng theo mục đích sử dụng:

Và trong trường hợp này, chúng ta sử dụng Public Hosted Zone

Chọn "Create"

Bước 2: Kiểm tra bản ghi NS được tạo ra sau khi tạo Hosted Zone, ghi chú lại

Bước 3: Vào giao diện quản lý mà Domain Provider cung cấp, chọn vào Domain bạn muốn chuyển sang quản lý ở Route 53

Tạo Record set mới có type là Name Server (NS) và Value là các giá trị của các record được tạo ra khi ta tạo mới Route53 ở bước trên

Bước 4: Kiểm tra, vào Terminal gõ câu lệnh:

~:$ nslookup -type=ns example.com

với www.example.com là domain của bạn, kiểm tra sau dòng "Non-authoritative answer" nếu hiển thị đúng các giá trị từ bản ghi NS của Route 53 đã khởi tạo, thì bạn đã chuyển Name Server từ Domain Provider để quản lý bằng Amazon Route 53 thành công!

 

Cảm ơn mọi người đã đọc, mong là bài viết của Nghi đã giúp mọi người hiểu hơn về Amazon Route 53 và tầm quan trọng trong việc sử dụng dịch vụ này vào hệ thống hạ tầng mạng của mình! Tạm biệt!